Hòa ước Long Hưng Chiến_tranh_Kim-Tống_(1162-1164)

Tiền Đoan Lễ chủ trương nghị hòa nên ngầm lệnh các tướng không được tự ý tiến quân. Vương Biện sang Kim bàn bạc, cuối cùng Kim Thế Tông chấp nhận nghị hòa, các điều khoản chính như sau

  1. Nam bắc kết mối hòa hảo, thông thương với nhau, xưng nước chú nước cháu. Tống chủ dùng lễ thúc phụ đối với Kim Thế Tông,nhưng được xưng là Đại Tống Hoàng Đế với Kim, không phải xưng thần như trước nữa, cũng không phải nhận sắc phong, 2 nước bình đẳng về tước vị và ngoại giao, không cần phải gửi thệ biểu mà gọi là thệ thư.
  2. Tiền triều cống mỗi thứ giảm năm vạn, tức 200.000 lạng bạc, 200.000 tấm lụa.
  3. Bốn châu Hải, Tứ, Đường, Đặng và những vùng đất phía ngoài Đại Tản quan thuộc về Kim. Những người ở miền bắc đã quy phục triều Tống được miễn truy xét.

Hiếu Tông sai Ngụy Kỉ đã tới Kim và dâng thư của Hiếu Tông lên Kim Thế Tông, đầu thư viết: Cháu Đại Tống hoàng đế Thận kính cẩn cúi đầu dâng thư lên thúc là Đại Kim Thánh Minh Nhân Hiếu hoàng đế và hứa nạp tiền triều cống 20 vạn. Kim Thế Tông Bao cũng gửi thư cho triều Tống, đầu thư viết: Chú Đại Kim hoàng đế (không ghi tên, không viết là kính cẩn cúi đầu) gửi thư đến cháu là Đại Tống hoàng đế. Cách viết thư này trở thành thông lệ cho việc bang giao về sau giữa hai nước[6].

Sau đó Kim Thế Tông triệu Bộc Tán Trung Nghĩa về nước, chỉ giữ 60.000 quân canh giữ biên cương, còn Ngụy Kỉ trở về Tống phục mệnh. Từ đó, nam - bắc hòa hảo trong suốt hơn 40 năm, Trung Quốc bước vào một thời kì thái bình thịnh trị.